[Răng hàm mặt] Tuyển sinh chứng chỉ Răng hàm mặt
NỘI DUNG
THÔNG TIN TUYỂN SINH CHỨNG CHỈ RĂNG HÀM MẶT
Văn phòng tuyển sinh Miền Nam STRAINCO gửi đến các bạn những thông tin về việc tuyển sinh các lớp chứng chỉ Răng hàm mặt như sau:
1. Đối tượng tuyển sinh
– Đã tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ, Bác sĩ trở lên.
– Có đủ sức khỏe để học tập và làm việc theo quy định của Bộ Y tế và Bộ GDĐT.
2. Thời gian học tập
– Thời lượng khóa học: 6 – 9 tháng.
– Thời gian học: Tối Thứ 7 (18h – 20h45); Chủ nhật (Sáng: 8h – 11h; Chiều: 13h30 – 16h30).
3. Nội dung và kế hoạch giảng dạy, thi cuối khóa
– Chương trình đào tạo chứng chỉ Răng hàm mặt thực hiện giảng dạy theo đúng Chương trình; Tài liệu của Bộ Y tế ban hành.
– Chứng chỉ tốt nghiệp: Kết thúc khoa học, học viên được nhận Chứng chỉ Răng hàm mặt do Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành cấp.
– Chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc. Chứng chỉ Răng hàm mặt này có giá trị như học chuyển đổi. Nếu như các bạn muốn liên thông lên Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt.
4. Học phí
– Học phí: 15.000.000 đồng/khóa.
– Giảm 5% học phí cho nhóm 5 học viên khi đăng ký.
5. Thời gian nhận hồ sơ
– Các lớp Chứng chỉ Răng hàm mặt khai giảng hàng tháng. Để biết được lịch khai giảng chính xác nhất, các bạn có thể liên hệ với bộ phận tư vấn.
6. Hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký học chứng chỉ Răng hàm mặt gồm:
– 01 Phiếu đăng ký theo mẫu.
– 02 Bằng tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ (Photo công chứng).
– 02 Bảng điểm (Photo công chứng).
– 02 CMND photo (Photo công chứng).
– 04 hình 3×4 (Ghi rõ học tên, ngày sinh, quê quán phía sau ảnh).
Xem thêm thông tin tuyển sinh chứng chỉ Răng hàm mặt tại TPHCM.
Xem thêm thông tin tuyển sinh chứng chỉ Răng hàm mặt tại Hà Nội.
TÌM HIỂU VỀ CHỨNG CHỈ RĂNG HÀM MẶT
1. Răng hàm mặt là gì?
Răng hàm mặt hay còn gọi là Nha khoa là một ngành khoa học nghiên cứu, chẩn định, chữa và phòng chống các bệnh về răng và các bộ phận khác trong miệng như xương hàm, nướu, và mạc mô trong miệng, gồm luôn cả các phần gần xương mặt và má. Mặc dù chủ yếu liên quan đến răng, nhưng lĩnh vực nha khoa không chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu về cấu trúc, phát triển, và những bất thường của răng.
Răng hàm mặt được xem là ngành y tế quan trọng trong việc cải tiến sức khỏe con người. Điều trị Răng hàm mặt thường được thực hiện bởi nhóm Bác sĩ Răng hàm mặt. Thường bao gồm một Bác sĩ Nha khoa và Bác sĩ Nha khoa phụ (Y sĩ Nha khoa, sát trùng nha khoa, kỹ thuật viên nha khoa…). Hầu hết các Y sĩ, Bác sĩ Răng hàm mặt làm việc trong các phòng khám tư nhân. Một số làm việc trong bệnh viện và các tổ chức đặc thù (nhà tù, các lực lượng vũ trang cơ sở…)
2. Chứng chỉ Răng hàm mặt là gì?
Chứng chỉ Răng hàm mặt là chứng chỉ cấp cho người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp Trung cấp Y sĩ hoặc Bác sĩ trở lên, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chứng chỉ Răng hàm mặt sẽ được cấp chứng chỉ Răng hàm mặt. Chứng chỉ này có giá trị như học chuyển đổi, giúp các bạn học lên Bác sĩ Răng hàm mặt.
Sau khi có chứng chỉ Răng hàm mặt các bạn có thể làm việc tại khoa Răng hàm mặt của các bệnh viện hay các phòng khám Nha khoa tư nhân.
3. Đào tạo chứng chỉ Răng hàm mặt
Học viên sau khi hoàn thành khóa học chứng chỉ Răng hàm mặt cần phải có các kiến thức và kỹ năng sau:
– Có kỹ năng giao tiếp tốt. Ứng xử tốt với bệnh nhân, người thân bệnh nhân và đồng nghiệp.
– Xác định được nhu cầu và yêu cầu điều trị răng miệng của bệnh nhân. Đề ra kế hoạch điều trị phù hợp trong phạm vi hành nghề.
– Chia sẻ thông tin và kiến thức với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các đồng nghiệp khác.
– Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng liệu pháp fluor tại chỗ và trám bít hố rãnh để dự phòng sâu răng.
– Dự đoán, phòng ngừa và điều chỉnh các yếu tố bất lợi trong chế độ vệ sinh răng miệng của bệnh nhân và hướng dẫn cho bệnh nhân những phương pháp vệ sinh răng miệng phù hợp.
– Cung cấp thông tin cho bệnh nhân về nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa các bệnh lý răng miệng thường gặp và khuyến khích họ có trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân.
– Hướng dẫn về chế độ ăn uống và giáo dục về dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
– Phát hiện, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị cho một số các bất thường/bệnh lý thường gặp của răng, mô nha chu và vùng miệng khác
– Tiến hành gây tê tại chỗ và gây tê vùng hàm dưới để thực hiện quy trình phục hồi và nhổ răng. Có khả năng xử trí những biến chứng thường gặp của gây tê.
– Xử lý được một số chấn thương, bệnh lý, nhiễm trùng thường gặp ở vùng răng miệng hàm mặt. Ghi đơn thuốc thích hợp và chuyển bệnh nhân khi cần.
– Điều trị được các bệnh lý mô cứng của răng như sâu răng, mòn răng và các khiếm khuyết khác ở mô cứng răng; thực hiện điều trị bảo tồn sự sống của tủy răng; thực hiện được điều trị nội nha các bệnh lý tủy đơn giản trên răng một chân.
– Thực hiện lấy cao răng trên nướu và dưới nướu.
– Xử trí sơ cứu cho bệnh nhân chấn thương hàm mặt tại bệnh viện và cộng đồng.
– Phòng ngừa và xử trí được các tình huống cấp cứu y và nha khoa thường gặp.
Hy vọng những thông tin về chứng chỉ Răng hàm mặt trên đây sẽ hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!