Các trường đào tạo liên thông Đại Học Xây Dựng Công Trình tại TPHCM
NỘI DUNG
ĐỊA CHỈ CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI TPHCM
Xưa nay ngành Xây dựng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đặc biệt với sự phát triển của xã hội hiện nay, ngành Xây dựng không thể thiếu đối với đời sống mỗi người. Không chỉ đơn thuần là xây dựng những căn nhà ở đơn giản mà còn là những căn hộ độc đáo, những cao ốc chót vót, v.v… Nhu cầu nhân lực ngành Xây dựng ngày càng tăng, nhất là tại TPHCM. Vì thế các bạn trẻ đã quyết định học liên thông Đại học xây dựng công trình tại TPHCM. Ngoài ra Hà Nội tổ chức liên thông Đại học xây dựng công trình tại Hà Nội. Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi.
1. Đại học Bách khoa
Trường Đại học Bách khoa là trường Đại học công lập chuyên đào tạo về khối ngành kỹ thuật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Khoa Kỹ thuật Xây dựng là một trong các khoa lớn và lâu đời nhất của trường. Khoa phát triển cùng với lịch sử hình thành của trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Với vai trò là trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao ở khu vực phía Nam, Khoa Kỹ thuật Xây dựng cung cấp các chương trình đào tạo hiện đại và theo sát thực tiễn nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để trở thành những chuyên gia đầu ngành và các nhà lãnh đạo trong tương lai.
Theo học liên thông Đại học xây dựng công trình tại trường Đại học Bách Khoa, sinh viên sẽ được đào tạo một cách chuyên nghiệp về tất cả các lĩnh vực chuyên môn cần thiết, được rèn luyện trong thực tiễn, phát huy tính năng động sáng tạo để thích ứng với điều kiện hội nhập quốc tế và yêu cầu phát triển không ngừng của xã hội. Khoa Kỹ thuật Xây dựng của Trường Đại học Bách khoa là đơn vị thực hiện nhiệm vụ này, với truyền thống 55 năm và bề dày kinh nghiệm đào tạo cho đất nước hàng trăm Thạc sĩ và Tiến sĩ, hàng chục ngàn Kỹ sư xây dựng.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp liên thông Đại học xây dựng công trình từ Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Đại Học Bách Khoa TPHCM luôn nhận được sự quan tâm cao từ các nhà tuyển dụng. Như một truyền thống, các kỹ sư Xây Dựng của trường Bách Khoa đã đạt được rất nhiều thành công trong nhiều lĩnh vực như thiết kế, thi công, quản lý thi công… .
2. Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: University of Architecture Ho Chi Minh City) là một trong những trường Đại học công lập đứng đầu về đào tạo xây dựng, kiến trúc, thiết kế, quy hoạch tại miền Nam Việt Nam, trực thuộc Bộ Xây dựng.
Học viên theo học liên thông Đại học xây dựng công trình tại Đại học Kiến trúc TPHCM được trang bị tốt không chỉ về kiến thức mà cả về kỹ năng nghề nghiệp cũng như kỹ năng mềm. Vì vậy sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình của Trường thường được các các tập đoàn/doanh nghiệp xây dựng lớn trong nước như Coteccons, Hòa Bình, Đất Xanh, Toàn Thịnh Phát, Nam Long, Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1), Công ty CP Novaland, Tổng công ty vật liệu xây dựng số 1 (FICO), Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp (IDICO), Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Tổng hợp (NAGECCO), Công ty Xi măng FICO Tây Ninh (TAFICO)….
Sinh viên tốt nghiệp liên thông Đại học xây dựng công trình của Đại học Kiến trúc TPHCM cũng được nhiều công ty xây dựng của Nhật, Đức, Hàn Quốc, . . đang hoạt động tại Việt Nam tuyển dụng.
3. Đại học Công nghệ HUTECH TPHCM .
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 26/4/1995 theo quyết định số 235/TTg của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động theo quyết định số 2128/GD-ĐT ngày 24/06/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khoa Xây dựng được thành lập năm 1998, được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành xây dựng ở các trình độ: Thạc sỹ, Đại học (hệ chính quy, văn bằng 2, liên thông). Trong suốt những năm qua nhà trường đã liên tục tuyển sinh đào tạo chuyên ngành này và số lượng sinh viên trúng tuyển hàng năm rất đều đặn.
Với tỷ lệ sinh viên có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo đạt trên 90%. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp là giám đốc các Công ty Xây dựng, hoặc giữ trọng trách quan trọng trong nghề Xây dựng như Trưởng Phòng thiết kế, Ban Quản lý Dự án, Chỉ huy trưởng Công trình,…
Học liên thông Đại học xây dựng công trình, sinh viên được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên môn và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng.
4. Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Bộ môn Xây dựng được thành lập ngày 15 tháng 8 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp TPHCM, là một đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu. Ngày 12 tháng 12 năm 2016, trường Đại học Công nghiệp TPHCM thông qua quyết định thành lập Khoa Kỹ thuật xây dựng từ Bộ môn Xây dựng.
Nhiệm vụ chính của Khoa là đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ cao các chuyên ngành xây dựng, nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất trong phạm vi cả nước và hợp tác quốc tế trong môi trường chuyên nghiệp.
Khi theo học liên thông Đại học xây dựng công trình tại trường, sinh viên sẽ được trang bị:
– Kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
– Các kiến thức kỹ thuật cơ sở ngành và chuyên ngành để phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến lập và quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng; Có khả năng thiết kế, thi công, kiểm định chất lượng, khai thác và bảo trì công trình xây dựng.
– Kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường luôn thay đổi, liên ngành, đa văn hóa; Có tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, có khả năng tự học và tự nghiên cứu.
– Hiểu biết về kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.
5. Đại học Tôn Đức Thắng
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo các kỹ sư xây dựng công trình có trình độ đại học với kiến thức tổng hợp để có thể đảm nhận được các công tác thiết kế, thi công, giám sát, lập dự án, tính toán khối lượng dự toán công trình và đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng. Sinh viên sau khi ra trường sinh viên có đủ kiến thức về chuyên môn, khả năng ngoại ngữ để có thể thiết kế, giám sát, quản lý thi công các công trình xây dựng trong nước và ngoài nước, cũng như có khả năng tự học tập và cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực xây dựng. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể được đào tạo hoặc học tập bổ sung kiến thức ở các cấp học cao hơn như, thạc sĩ, tiến sĩ.
– Chương trình đào tạo liên thông Đại học xây dựng công trình được đổi mới với nội dung cốt lõi được học tập từ chương trình đào tạo của Đại học Nanyang, Singapore.
– Hiện nay ngoài sinh viên Việt Nam, theo học ngành này còn có sinh viên quốc tế đến từ các nước Đan Mạch, Pháp, Ấn Độ, Lào… học tập dài hạn hoặc ngắn hạn.
– Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra Trường có việc làm ngay trong vòng năm đầu tiên đạt trên 98%.
– Đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm thực tế bao gồm nhiều giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy và làm ở nước ngoài.
– Cơ sở vật chất các phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy trang bị hiện đại, nhiều thiết bị đạt chuẩn quốc tế.
– Sinh viên tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức lý thuyết và thực hành. Các môn học chuyên ngành liên thông đại học xây dựng có sự tham gia giảng dạy từ các chuyên gia đang làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
7. Đại học Thành Đông
Đại học Thành Đông tuy có sở chính tại Hải Dương nhưng vẫn tổ chức tuyển sinh và giảng dạy liên thông Đại học xây dựng công trình tại TPHCM.
Ngành Kỹ thuật Xây dựng Đại học Thành Đông là ngành học nghiên cứu về các lĩnh vực của Xây dựng như Kết cấu công trình, Địa kỹ thuật, Thi công và Quản lý dự án xây dựng, Vật liệu xây dựng, Giao thông, Cảng và Công trình biển, Kỹ thuật Tài nguyên nước, Địa tin học… Với kiến thức này, sinh viên ngành KTXD khi ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại các Công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng của nhà nước cũng như tư nhân, trong nước cũng như nước ngoài; tại các Cơ quan quản lý các cấp Từ Bộ đến Tỉnh, Thành: Sở Xây dựng – Văn phòng kiến trúc sư -Viện Tư vấn và Thiết kế Xây dựng, Ban Quản lý dự án xây dựng; tại các Cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng. Có thể nói sinh viên tốt nghiệp ngành Xây dựng không bao giờ thất nghiệp.
Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp liên thông Đại học xây dựng công trình ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không bị bỡ ngỡ.
Ngoài các trường Đại học đã nêu trên, còn có một số trường liên thông Đại học xây dựng công trình khác như: Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Chu Văn An…